Năng Quyền Của Sự Hiệp Ý

Năng Quyền Của Sự Hiệp Ý

Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện. CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ 1:14

Bất cứ khi nào các tín đồ hiệp nhất trong sự cầu nguyện, thì sẽ có một sức mạnh to lớn. Chính Chúa Giê-su đã nói: “Vì nơi nào có hai ba người nhân (trong) danh ta nhóm nhau lại (được tập hợp lại với tư cách là những người theo Chúa) thì ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:20).

Xuyên suốt sách Công vụ, chúng ta đọc thấy rằng dân sự của Chúa đến với nhau “đồng lòng” (Công vụ 2:1, 46; 4:24; 5:12; 15:25). Và chính đức tin hiệp một của họ, sự thuận ý với nhau và tình yêu thương đã làm cho những lời cầu nguyện của họ trở nên hữu hiệu. Họ đã thấy Chúa hành động theo những cách mạnh mẽ để xác chứng lẽ thật Lời Ngài khi họ làm chứng về đức tin của mình.

Sống trong sự đồng thuận không nhất thiết có nghĩa là chúng ta phải cảm nhận giống hệt nhau về mọi thứ, nhưng nó có nghĩa là chúng ta cam kết bước đi trong tình yêu thương. Chúng ta có thể tôn trọng ý kiến của người khác cả khi chúng ta không nghĩ như vậy! Dave và tôi không có chung quan điểm về nhiều điều, nhưng chúng tôi sống trong hòa bình và hòa hợp và điều đó mang lại cho chúng tôi sức mạnh trong lời cầu nguyện.

Trong Phi-líp 2:2, chúng ta được sứ đồ Phao-lô cho biết rằng: “anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn.”

Cầu nguyện là một đặc ân tuyệt vời, và là đặc ân mà chúng ta nên thực hành thường xuyên. Nhưng để có kết quả tốt, chúng ta nên cố gắng loại bỏ mọi bất hòa và mất hiệp một ra khỏi đời sống mình.


Hiệp ý với nhau thường quan trọng hơn là đúng!

Facebook icon Twitter icon Instagram icon Pinterest icon Google+ icon YouTube icon LinkedIn icon Contact icon